Viet2Canada nhận được nhiều câu hỏi của khách hàng khoảng 40 tuổi để đi hợp tác lao động tại Canada. Chưa bàn về khái niệm hợp tác lao động là thế nào, chỉ mới nói về đi làm việc tại Canada thì sẽ phải đáp ứng các yêu cầu sau. Nhà tuyển dụng cần xin thành công LMIA (Labour Market Impact Assessment, dịch là đánh giá tác động thị trường lao động). Sau bước này thì ứng viên nếu được thư mời nhận việc có LMIA sẽ cần xin giấy phép lao động (work permit), và quá trình xin giấy phép này, Bộ di trú, tị nạn và quốc tịch Canada (IRCC) sẽ cần thỏa mãn rằng người lao động có thể đáp ứng yêu cầu kinh nghiệm và ngôn ngữ (tiếng Anh, Pháp) của công việc. Nếu thành công thì người lao động qua Canada làm việc để lấy kinh nghiệm và nộp xin đề cử tỉnh bang hoặc nộp thẳng xin trở thành thường trú nhân (PR) tại Canada. Dĩ nhiên không phải ứng viên nào cũng có thể tìm ra các công việc phù hợp dễ dàng.

Như vậy, ngoài lộ trình đi làm, những ứng viên U50 và U40 (trên 35 tuổi) sẽ còn những lựa chọn nào khác? 

 

Thử đánh giá hồ sơ của ứng viên Thu, 37 tuổi: 

  • Khi tạo hồ sơ trên Express Entry, điểm CRS (điểm gọi nộp hồ sơ định cư) của Thu chỉ xoay quanh 300 điểm. Trong khi chương trình Lao động kĩ năng liên bang/  Federal Skilled Worker cần điểm trên 450 điểm. Cơ hội xin thường trú nhân của Thu rất thấp. 

Hồ sơ của Minh, 42 tuổi cũng sẽ không có cơ hội  nếu chỉ trông chờ vào chương trình Lao động kĩ năng liên bang. 

Điểm CRS dành cho độ tuổi tối đa là 110 (nếu có gia đình thì là 100 – cho người nộp đơn chính). Nếu bạn 37 tuổi thì bạn bị mất tầm 40 điểm so với tuổi vàng được Canada ưu tiên từ 20 tới 29 tuổi. 

Ngoài ra, điểm tiếng Anh của Thu và Minh thấp. Các ứng viên muốn đi trực tiếp qua chương trình Lao động kĩ năng liên bang sẽ cần IELTS 7.5 trở lên để được cộng hưởng tăng điểm lên thêm khoảng 100 điểm. Mà để đạt mức IELTS 7.5 không phải dễ dàng cho nhiều ứng viên. 

Vậy làm thế nào để vượt qua chướng ngại điểm tuổi và yêu cầu cao về tiếng Anh? 

Một số tỉnh bang sẽ không phân biệt độ tuổi đáng kể như chương trình của liên bang. Ví dụ, ở Manitoba, tuổi từ 21 tới 45 sẽ được hưởng 10 điểm tuổi. Như vậy các ứng viên không bị phân biệt tuổi tác. Hay một số chương trình tỉnh bang khác bỏ qua luôn yếu tố tuổi tác trong xét hồ sơ xin đề cử tỉnh bang. Ngoài ra, do một số chương trình tỉnh bang không tính điểm mà chỉ quan trọng đáp ứng đúng tiêu chí thì sẽ được mời nên mức điểm IELTS 6.0 hay thậm chí đôi khi 4.0 và 5.0 vẫn mang lại cơ hội cho ứng viên. 

Canada có rất nhiều chương trình khác nhau cho ứng viên quan tâm đến định cư tại Canada.  Ứng viên có thể lên trang thông tin định cư của các tỉnh bang để tìm hiểu thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *